Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

Những lệnh cơ bản trong cmd (Phần cuối)

CMD là cửa sổ dòng lệnh trong Windows. Nó mang lại những tiện ích như một hệ điều hành. Và bạn có thể coi nó như một hệ điều hành đơn nhiệm cũng được. Vậy tại sao chúng ta lại phải tìm hiểu phần này khi mà mọi thứ đã có trong Windows và  thậm chí bạn còn không biết nó là gì. Phần này dành cho những người yêu thích máy tính, muốn  tìm hiểu thêm một số tính năng mới hoặc trong một hoàn cảnh nào đó bạn không có windows để thực hiện thì việc sử dụng nó trong môi trường dos nhẹ nhàng tiện lợi. Phần này khó nên mình sẽ không thích hợp hết vào một bài viết mà chia ra nhiều phần khác nhau.

  • Phần này chúng ta học lệnh del và lệnh rd
Đầu tiên chúng ta sẽ khởi động cmd. Đối với cmd thì có rất nhiều cách khởi động nó qua nhiều phiên bản hệ điều hành. Ở đây mình hướng dẫn các bạn khởi động theo 2 cách mà có thể làm được từ phiên bản XP đến Windows 10.
Những lệnh chúng ta đã học ở hai phần trước sẽ là nền tảng cho phần này, mình sẽ không nhắc lại nữa nên các bạn chịu khó tham khảo lại các phần trước nhé.
Những lệnh cơ bản trong cmd (phần 1)
Chúng ta đã học qua các lệnh duyệt thư mục, copy giờ chúng ta học về các lệnh về xóa. Lệnh dầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu lệnh del.
Cú pháp: del <đường dẫn\tên file cần xóa>
Giải thích: Lệnh này xóa file với tên (có phần mở rộng) và đường dẫn do bạn chỉ định
Lệnh trên xóa file test1.jpg trong đường dẫn "D:\TEMPS". Câu lệnh này cũng có cú pháp "*.*" như câu lệnh copy nghĩa là xóa tất cả các file trong như mục chỉ định. Lưu ý lệnh này sẽ không hỏi bạn trước khi xóa file. Để hiển thị câu hỏi xác nhận xóa file bạn xem tiếp tham số dưới đây.
Tham số /p: Tham số này sẽ hiện câu hỏi xác nhận xóa file khi bạn chạy lệnh del. Việc này sẽ giúp bạn tránh những sai lầm khi xóa nhầm file.
Ví dụ:

Tham số /s: Tham số này cho phép bạn xóa tất cả các file trong thư mục chỉ định và các thư mục con của nó nhưng không xóa các thư mục. Rõ ràng để làm điều này trong Windows thì bạn sẽ phải mở từng thư mục lên và xóa các file này.
Ví dụ:

Như vậy thì chúng ta sẽ thấy rằng mỗi khi nó xóa các file trong một thư mục nó sẽ hỏi chúng ta có muốn xóa không dù chúng ta không dùng tham số /p. Việc này khá phiền khi chúng ta dùng tham số /s trong một thư mục có rất nhiều thư mục con. Deedrr không phải phải trả lời những câu hỏi như vậy chúng dùng lệnh xóa không cần hỏi với tham số sau.
Tham số /q: Tham số này cài đặt chế độ xóa không cần hỏi với tất cả các trường hợp xóa file.
Ví dụ:

Như vậy dùng tham số /q cùng với tham số /s sẽ không cần phải trả lời mỗi khi xóa file với một thư mục nào đó.
Như các bạn đã thấy ở trên câu lệnh del có một điểm yếu là nó chỉ xóa được file thôi, nhưng lại không có bất cứ tác động nào trên thư mục cả. Để giải quyết việc này chúng ta đến với câu lệnh tiếp theo.
  • Câu lệnh rd
Cú pháp: rd <đường dẫn thư mục cần xóa>
Giải thích: lệnh này xóa một thư mục chỉ định nhưng lại chỉ có tác dụng với thư mục rỗng hoàn toàn, nghĩa là ngay cả khi thư mục đó chứa các thư mục rỗng bạn cũng không thể xóa.
Ví dụ:

Ở đây mình xóa 2 thư mục newfolder rỗng hoàn toàn thì xóa được trong khi thư mục extract không thể xóa được do nó có chứa dữ liệu. Việc này quá hạn chế vì nếu muốn dùng câu lệnh này ta lại phải dùng câu lệnh del trước mới dùng được nó. Và giả sử thư mục gồm nhiều cấp thì ta phải xóa từng thư mục một bắt đầu từ thư mục cấp thấp nhất. Để giải quyết vấn đề này ta đi đến các tham số.
Tham số /s: Tham số số này cho phép xóa thư mục chỉ định với toàn bộ file và thư mục nằm bên trong nó bao gồm các thư mục con.
Ví dụ:

Như vậy thêm tham số /s đã giúp mình xóa được thư mục extract nhưng có một điều là nó sẽ hỏi bạn có đồng ý xóa hay không. Nếu bạn cảm thấy phiền về điều này thì có thể thêm tham số này.
Tham số /q: Tham số này cho phép xóa không cần hỏi mọi trường hợp của lệnh rd.
Ví dụ:

Như vậy dùng kèm cả hai tham số đã giúp mình xóa thư mục extract mà không bận tâm đến câu hỏi xác nhận.
Về các lệnh xóa thì chúng ta dừng ở đây, vẫn còn 1 tham số nữa nhưng tôi không nhắc ở đây thì thấy cũng không cần thiết. Nếu ai có nhu cầu tìm hieeurr thêm các bạn tham khảo tại nguồn Câu lệnh del
Chúng ta kết thúc phần cơ bản về các câu lệnh trong cmd. Hẹn gặp các bạn ở các topic sau.

Những lệnh cơ bản trong cmd (phần 4)

CMD là cửa sổ dòng lệnh trong Windows. Nó mang lại những tiện ích như một hệ điều hành. Và bạn có thể coi nó như một hệ điều hành đơn nhiệm cũng được. Vậy tại sao chúng ta lại phải tìm hiểu phần này khi mà mọi thứ đã có trong Windows và  thậm chí bạn còn không biết nó là gì. Phần này dành cho những người yêu thích máy tính, muốn  tìm hiểu thêm một số tính năng mới hoặc trong một hoàn cảnh nào đó bạn không có windows để thực hiện thì việc sử dụng nó trong môi trường dos nhẹ nhàng tiện lợi. Phần này khó nên mình sẽ không thích hợp hết vào một bài viết mà chia ra nhiều phần khác nhau.

  • Phần này chúng ta học lệnh xcopy
Đầu tiên chúng ta sẽ khởi động cmd. Đối với cmd thì có rất nhiều cách khởi động nó qua nhiều phiên bản hệ điều hành. Ở đây mình hướng dẫn các bạn khởi động theo 2 cách mà có thể làm được từ phiên bản XP đến Windows 10.
Những lệnh chúng ta đã học ở hai phần trước sẽ là nền tảng cho phần này, mình sẽ không nhắc lại nữa nên các bạn chịu khó tham khảo lại các phần trước nhé.
Cú pháp: xcopy "<Đường dẫn thư mục nguồn>" <"Đường dẫn thư mục đích đích">
Giải thích: Lệnh này copy tất cả các file trong thư mục nguồn đến thư mục đích. Nghe rất giống lệnh copy với "*.*" mà chúng ta đã đề cập ở phần trước, nhưng lệnh này sẽ kèm những tiện ích lớn hơn mà chúng ta sẽ đề cập đến ở những phần sau đây.
Để thuận tiện cho việc làm các ví dụ thì mình sẽ tạo ra 2 thư mục gọi là ThuMucNguon và ThuMucDich kèm một ít dữ liệu để tiện cho việc test các câu lệnh.
Ví dụ: 
Hai thư mục trước khi chạy lệnh

Sau khi chạy lệnh H:\>xcopy ThuMucNguon ThuMucDich

Như vậy việc thực hiện lệnh này sẽ copy tất cả các file trong ThuMucNguon vào thư mục đích một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Lệnh này hẳn đã dừng ở đó nếu chúng ta không xét các tham số khác thực sự có ích và tiện dụng. Ở đây tôi sẽ xét 5 tham số chính của nó, các tham số còn lại bạn có thể tham khảo ở nguồn mà tôi cung cấp cuối bài viết.
Tham số /w: Tham số này dừng lại chờ sự đồng ý của bạn khi chạy lệnh copy. Bạn sẽ copy file sau khi nhấp lệnh bất kì (Press any key when readyy to begin copying file(s).
Ví dụ:

Tham số /f: Hiển thị đường dẫn nguồn và đường dẫn đích khi copy. Điều này cho phép xem một cách rõ ràng hơn việc copy và lưu trữ file.
Ví dụ: 



Tham số /s: Đây là tham số tạo nên sự khác biệt thực sự của lệnh xcopy và copy khi nó cho phép bạn copy tất cả các file và folder trong thư mục nguồn đến thư mục đích (không copy những folder có dung lượng = 0 - thư mục rỗng)
Ví dụ:
Trước khi copy
Sau khi thực hiện copy


Như vậy lệnh này đã copy tất cả các file và folder trong thư mục nguồn sang thư mục đích từ ThuMucRong vì nó không chứa dữ liệu nên không được copy.

Tham số /t: Chỉ copy các thư mục có trong thư mục nguồn sang thư mục đích (bỏ qua file và thư mục rỗng tuy nhiên nhiều trường hợp nó vẫn copy sang thư mục rỗng, để chắc ăn các bạn nên dir thư mục đích kiểm tra xem có đủ hay chưa).
Ví dụ:


Tham số /e: Tham số này không đứng một mình mà nó là tham số bổ sung, cụ thể nó sẽ bổ sung cho tham số /s và /t để copy cả thư mục rỗng.
Ví dụ:

Như vậy so sánh kết quả với thư mục đích ở tham số /s ban đầu khi chưa kèm tham số /e thì kết quả đã khác đi vì nó đã copy cả thư mục rỗng qua thư mục đích.
Lệnh này còn một số tham số khác nhưng mình sẽ không đề cập đến nó vì không thông dụng, các bạn muốn tìm hiểu có thể tham khảo tại nguồn Lệnh Xcopy

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

Những lệnh cơ bản trong cmd (Phần 3)

CMD là cửa sổ dòng lệnh trong Windows. Nó mang lại những tiện ích như một hệ điều hành. Và bạn có thể coi nó như một hệ điều hành đơn nhiệm cũng được. Vậy tại sao chúng ta lại phải tìm hiểu phần này khi mà mọi thứ đã có trong Windows và  thậm chí bạn còn không biết nó là gì. Phần này dành cho những người yêu thích máy tính, muốn  tìm hiểu thêm một số tính năng mới mà Windows không thể làm được hoặc làm được nhưng khó khăn và phức tạp hơn. Phần này khó nên mình sẽ không thích hợp hết vào một bài viết mà chia ra nhiều phần khác nhau.
  • Phần này chúng ta học lệnh copy
Đầu tiên chúng ta sẽ khởi động cmd. Đối với cmd thì có rất nhiều cách khởi động nó qua nhiều phiên bản hệ điều hành. Ở đây mình hướng dẫn các bạn khởi động theo 2 cách mà có thể làm được từ phiên bản XP đến Windows 10.
Những lệnh chúng ta đã học ở hai phần trước sẽ là nền tảng cho phần này, mình sẽ không nhắc lại nữa nên các bạn chịu khó tham khảo lại các phần trước nhé.
Cú pháp: copy "<Đường dẫn nguồn\tên file>" <"Đường dẫn đích\tên file đích">
Giải thích: Lệnh copy này copy một file từ đường dẫn nguồn đến đường dẫn đích. Tên file nguồn phải được viết đầy đủ bao gồm cả phần mở rộng. Cái này bạn dùng lệnh dir sẽ thấy tên file đầy đủ và phần mở rộng của nó (xem lại các phần trước). Phần tên file đích các bạn có thể bỏ qua. Nếu bị bỏ trống tên file thì tên file đích mặc định sẽ trùng với tên file nguồn. Phần này chỉ dùng khi bạn muốn đặt tên file khác sau khi copy mà thôi
Ví dụ: 

Câu lệnh trên copy trên copy file "list.txt" ở thư mục hiện hành - ở đây là ổ E: vì con trỏ đang năm ở ổ E: - sang ổ D. Nhưng bạn cũng nhận thấy một điều đó là nó phát sinh một trường hợp ngoài ý muốn. Nó phát hiện ra file này đã có trên ổ D rồi và hỏi bạn có muốn ghi đè file đã tồn tại hay không. y = Yes, n = No, a = All.
Bạn cũng cần lưu ý cách gõ lệnh khi thao tác ở thư mục hiện hành (đường dẫn con trỏ đang trỏ tới) thì không cần gõ đường dẫn đầy đủ mà chỉ cần gõ tên file.
Phần mở rộng của file đích buộc phải trùng với phần mở rộng của file nguồn nếu bạn đổi lại tên file. Nếu bạn đổi tên mà thay đổi cả phần mở rộng thì file vẫn copy được nhưng trong nhiều trường hợp nó sẽ bị lỗi khi đọc.
Copy nhiều file
Câu lệnh trên chỉ cho ta copy một file duy nhất, điều này có phần bất tiện khi ta muốn copy tất cả các file trong thư mục đó sang thư mục mới thì sao. Ta có câu lệnh sau:
Cú pháp: copy "<đường dẫn nguồn\*.*>" "<đường dẫn đích>"
Giải thích: Câu lệnh trên cho phép ta copy tất cả các file trong thư mục từ đường dẫn nguồn sang đường dẫn đích.
Ví dụ:   

Lệnh trên copy tất cả các file "*.*" từ đường dẫn "D:\Temps" sang đường dẫn "D:\Test" điều kiện chạy đúng của lệnh này là là cả hai thư mục trên đã tồn tại.
Ghi đè không cần hỏi. Ở trên mình đã nói với các bạn về việc cmd sẽ hỏi bạn khi tên file ở đường dẫn nguồn đã tồn tại ở đường dẫn đích. Chúng ta có thể bỏ qua câu này bằng câu lệnh sau:
Cú pháp: copy /y "<Đường dẫn nguồn\tên file>" <"Đường dẫn đích\tên file đích">
Giải thích: Lệnh trên cho phép copy file không cần hỏi khi tên file ở đường dẫn nguồn đã tồn tại ở đường dẫn đích. Câu lệnh này dùng trong trường hợp chúng ta cần copy file mà không quan tâm đến dữ liệu ở đường dẫn đích thì chúng ta có thể ép nó không hiện câu hỏi này bằng cú pháp sau:
Ví dụ:

Ở đây chúng ta thấy có 2 câu  lệnh xét về kết quả là hoàn toàn giống nhau, với câu lệnh không có tham số "/y" thì cmd sẽ hỏi bạn xem bạn có muốn chép đè file không và câu lệnh thứ hai đã không hỏi gì cả là vì nó đã có tham số "/y".
Khi tìm hiều phần này có một phần mình đọc thấy khá hay đó là "combine" - kết hợp file. Các bạn theo dõi dưới đây:
Cú pháp: copy /y "<Đường dẫn nguồn\tên file1>" + "<Đường dẫn nguồn\tên file2>" + "<Đường dẫn nguồn\tên file...>" <"Đường dẫn đích\tên file đích">
Giải thích: Nó sẽ kết hợp tất cả các file bạn đã liệt kê ở trên mà nằm giữa mỗi file là một dầu cộng "+". Cụ thể thế nào thì bạn theo dõi ví dụ dưới đây:
Ví dụ:
Đầu tiên mình có 3 file nằm trong đường dẫn "D:\Temps" như thế này:

Sau đó mình chạy câu lệnh D:\TEMPS>copy text1.txt + text2.txt + text3.txt "D:\test\combinetext.txt" 

Và khi mở file combinetext.txt lên thì mình được kết quả như thế này:


Vậy ra là nó cộng nội dung với nhau à, nghe hay đấy nhỉ. Tôi có thể dùng nó để nối các file có nội dung khác nhau vào không. Nói thật thì cái này chỉ là một file đơn giản nó có thể cộng giúp bạn, nhưng trên thực tế thì lại không nhiều trường hợp có thể cộng vào vì nhiều lý do khác nhau, đặc biệt nó sẽ sinh lỗi giống như file trên có thêm một kí tự lạ ở cuối.
Lệnh copy này cũng có nhiều ứng dụng, các bạn có thể tìm hiểu thêm tại nguồn Lệnh copy

Thứ Năm, 11 tháng 2, 2016

Những lệnh cơ bản trong cmd (Phần 2)

CMD là cửa sổ dòng lệnh trong Windows. Nó mang lại những tiện ích như một hệ điều hành. Và bạn có thể coi nó như một hệ điều hành đơn nhiệm cũng được. Vậy tại sao chúng ta lại phải tìm hiểu phần này khi mà mọi thứ đã có trong Windows và  thậm chí bạn còn không biết nó là gì. Phần này dành cho những người yêu thích máy tính, muốn  tìm hiểu thêm một số tính năng mới mà Windows không thể làm được hoặc làm được nhưng khó khăn và phức tạp hơn. Phần này khó nên mình sẽ không thích hợp hết vào một bài viết mà chia ra nhiều phần khác nhau.
  • Phần này chúng ta sẽ học về lệnh dir
Đầu tiên chúng ta sẽ khởi động cmd. Đối với cmd thì có rất nhiều cách khởi động nó qua nhiều phiên bản hệ điều hành. Ở đây mình hướng dẫn các bạn khởi động theo 2 cách mà có thể làm được từ phiên bản XP đến Windows 10.
Như ở phần trước thì chúng ta đã học lệnh nhảy con trỏ cd. Nhưng vấn đề là nếu với ổ đĩa E: của một người hoàn toàn xa lạ hoặc của chính bạn mà có quá nhiều thư mục, thì làm sao chúng ta nhớ tên thư mục để nhảy tới. Vì thế cmd cung cấp cho chúng ta lệnh dir để hiển thị các thư mục và tập tin trong thư mục chỉ định nào đó.
Những lệnh cơ bản trong cmd (Phần 1)
Cú pháp: dir <đường dẫn>
Giải thích: Liệt kê tất cả tên file và thư mục trong đường dẫn được chỉ định.
Lưu ý: Nếu muốn liệt kê tên file và folder trong thư mục hiện hành thì chỉ cần nhập dir mà không cần nhập đường dẫn.
Ví dụ: Hai lệnh dir d:\ và dir cho kết quả hoàn toàn giống nhau vì con trỏ đang nằm ở D:

  • Rõ ràng nếu ta chỉ muốn xem trong thư mục có những gì mà nó hiện cả thông tin ngày giờ tạo thậm chí cả dung lượng nếu có file như thế này thì khá rối và phức tạp.

Vì thế chúng ta sẽ có thêm tham số với lệnh dir này để chỉ hiển thị tên và đường dẫn thôi.
Cú pháp: dir <đường dẫn> /b
Giải thích: tham số /b sẽ giúp ta hiển thị chỉ tên file và tên thư mục thôi ngoài ra không hiển thị thêm gì nữa.
Lưu ý: b là từ viết tắt của base.
Ví dụ:
Khi hiển thị một danh sách dài mà không hiện thông tin gì thêm thì sao ta phân biệt dược đâu là tên file đâu là tên thư mục. Tên file luôn luôn có phần mở rộng, tên thư mục không có.
  • Nhưng tham vọng của chúng ta đâu dừng lại ở đó đúng không?

Chúng ta muốn liệt kê tất cả tên file, tên thư mục con của thư mục chỉ định nữa cơ. Vậy thì ta phải làm thế nào. Nhiều lúc ta thấy  ta tham quá.
Cú pháp: dir <đường dẫn> /s
Giải thích: Hiện tất cả thư mục và file trong đường dẫn chỉ định bao gồm tất cả các cấp thư mục con của nó.
Lưu ý: mình cũng không biết s là chữ viết tắt của từ nào nhưng đoán có thể là subdirectories.
Ví dụ:
Câu lệnh trên dir "D:\temps\ /s /b" mình đã thêm cả tham số /b vào để nó hiển thị gọn gàng hơn. Như vậy các bạn có thể dùng nhiều tham số kết hợp để có kết quả như mong muốn.
  • Nếu các bạn muốn khám phá thêm một tính năng thú vị khác của câu lệnh này thì mục này chúng ta sẽ nói về nó.

Chúng ta có thể xuất danh sách các file và thư mục vào một file text để lưu trữ, để xem, hoặc để làm data cho một ứng dụng nào đó...
Cú pháp: dir <đường dẫn> [các tham số] > [đường dẫn lưu file]
Giải thích: Với lệnh này thì mọi tham số đều có tác dụng như lệnh dir bình thường nhưng kết quả không hiển thị ra màn hình cmd nữa mà được lưu vào một file chỉ định.
Ví dụ: 
Đây là lệnh chạy:
 Còn đây là kết quả:
Như vậy với câu lệnh trên: dir "D:\temps /s /b >C:\list.txt" sẽ xuất tên tất cả thư mục và file ra một file có tên list.txt nằm trên ổ C. Khi file này chưa có sẵn nó sẽ được tạo ra, khi file này đã có sẵn nó sẽ bị ghi đè.
Phần về câu lện dir đã kết thúc phần này. Câu lệnh này không chỉ dừng lại ở đó, nó còn nhiều tùy chọn và thông số nâng cao. Nhưng ở mức cơ bản mình chỉ giới thiệu với các bạn những phần đó thôi. Nếu cần tìm hiểu thêm về câu lệnh này các bạn có thể theo đường dẫn mình cung cấp bên dưới. Cảm ơn các bạn đã ghé qua blog của mình.







Những lệnh cơ bản trong cmd (Phần 1)

CMD là cửa sổ dòng lệnh trong Windows. Nó mang lại những tiện ích như một hệ điều hành. Và bạn có thể coi nó như một hệ điều hành đơn nhiệm cũng được. Vậy tại sao chúng ta lại phải tìm hiểu phần này khi mà mọi thứ đã có trong Windows và  thậm chí bạn còn không biết nó là gì. Phần này dành cho những người yêu thích máy tính, muốn  tìm hiểu thêm một số tính năng mới mà Windows không thể làm được hoặc làm được nhưng khó khăn và phức tạp hơn. Phần này khó nên mình sẽ không thích hợp hết vào một bài viết mà chia ra nhiều phần khác nhau.
Phần này chúng ta sẽ học cách khởi động cmd và một số lệnh để duyệt thư mục trong cmd.
Đầu tiên chúng ta sẽ khởi động cmd. Đối với cmd thì có rất nhiều cách khởi động nó qua nhiều phiên bản hệ điều hành. Ở đây mình hướng dẫn các bạn khởi động theo 2 cách mà có thể làm được từ phiên bản XP đến Windows 10.
Cách 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R gõ vào cửa sổ hiện ra lệnh cmd và nhấn Enter.

Khi nhấn Enter xong thì một cửa sổ hiện ra như thế này. Chúng ta sẽ thấy xuất hiện cửa sổ nền đen chữ trắng như sau:
Bạn gõ vào đó lệnh systeminfo => nhấn Enter nó sẽ hiện ra một loạt các thông tin phần cứng máy tính và hệ điều hành.Đây là các thông tin cơ bản trên máy tính của bạn.
Chúng ta đi quua một số lệnh trong cmd. Ở đây mình dùng Windows 10 nhưng ở các hệ điều hành khác sẽ tương tự vậy thôi chứ không có gì khác ở những lệnh cơ bản này đâu nên các bạn không cần phải lo đến tương thích hệ điều hành.
  • Lệnh nhảy con trỏ hay chuyển con trỏ hay nhảy thư mục gì cũng vậy. Cú pháp như sau:

cd <"Đường dẫn">
Các bạn lưu ý một điều sau này tất cả các câu lện có chứa đường dẫn, tên file, hoặc tên thư mục các bạn để trong ngoặc kép nhé. Để tránh xảy ra những lỗi ngoài ý muốn.
Ví dụ: cd C:\Windows
Câu lệnh trên sẽ đưa bạn vào thư mục Windows trên ổ C. Kết quả sau khi thực hiện câu lệnh.
Câu lệnh cd còn có một vài cách dùng nhanh khác trong một số trường hợp đặc biệt. Chẳng hạn bạn đang ở đường dẫn C:\Users\laimi\Desktop và bạn muốn quay lại đường dẫn C:\Users\laimin thì bạn phải gõ lệnh "cd C:\Users\laimi" để quay về. Lệnh cd cung cấp một cách dễ dàng hơn để làm điều này.
Cú pháp: cd..
Giải thích: Kết quả câu lệnh sẽ như thế này:
Vẫn còn một trường hợp nữa cũng tương tự như vậy ở con trỏ ở đường dẫn trên bạn muốn nó về thẳng thư mục gốc nghĩa là ổ C. Câu lệnh cd cũng cho phép bạn nhảy nhanh bất cứ vị trí nào về thư mục gốc ngay lập tức với cú pháp lênh như sau:
Cú pháp: cd\
Giải thích: Đưa thẳng con trỏ về thư mục gốc
Lưu ý: Khi nhảy ổ đĩa ta không có gõ lệnh cd. Ở bất kì vị trí nào của con trỏ ta gõ lệnh <tên ổ đĩa:>
Ví dụ: e: sẽ con trỏ sẽ nhảy về ổ e
Như vậy lệnh cd sẽ cho chúng ta ba cách thức để di chuyển con trỏ qua các thư mục trên ổ đĩa của máy tính theo từng trường hợp cụ thể.

  • Lệnh dọn dẹp nội dung hiển thị trên màn hình.

Cú pháp: cls
Chú thích: Lệnh này cho phép bạn dọn dẹp mọi nội dung hiển thị trên màn hình để đỡ rối mắt khi đã chạy nhiều lệnh hoặc chạy một lệnh nào đó mà nội dung hiển thị rất nhiều.
Trước:
 Và sau khi chạy lệnh:
Lưu ý nhỏ: Lệnh cd còn được viết là chdir
Nghĩa là "cd C:\Windows\system32" và "chdir C:\Windows\system32" đều cho kết quả giống nhau là chuyển con trỏ chuột tới thư mục system32.
Chúng ta kết thúc phần 1 ở đây nhỉ. Bắt đầu thì nhiêu đó thôi chứ không thì quá tải mất. Phần 2 sẽ ra sớm thôi. Bữa nay là mùng 4 tết tức 11/02 nghĩa là sắp đến valentine rồi mà ngồi đây viết mấy cái này thì cũng xác định là FA rồi :((

Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2016

Cách đổi tốc độ từ Mbs sang MB/s

Chào các bạn! Bạn thường sử dụng máy tính có kết nối mạng, khi bạn đăng ký một mạng internet nào đó điều đầu tiên các bạn quan tâm là tìm  gói cước mà tốc độ cao nhất trong mức chi phí các bạn chấp nhận được. Khi sử dụng cáp đồng các bạn có thể thấy tốc độ rất khủng là 3Mb/s, 6Mb/s, 8Mb/s; Còn với cáp quang thì là 12Mb/s, 20Mb/s thậm chí có thể lên đến 80Mb/s nhưng khi đăng ký và dùng thì lại chỉ có khoảng 400KB/s - khoảng 850KB/s. Có khi nào nhà mạng nó lừa mình không. Khi quảng cáo về các chuẩn Sata II 3Gb/s, và Sata III là 6Gb/s nhưng thực tế mua ổ cứng về kể cả ổ cứng SSD tốc độ sẽ không thể đạt được 1GB/s, cao lắm là khoảng 200-400MB/s. Vậy thì có cái gì không ổn giữa quảng cáo và thực tế. Ta luôn biết là quảng cáo và thực tế là khác nhau nhưng không thể chấp nhận cái kiểu khác nhau nhiều đến vậy, không ai quản lý hay sao mà để mấy nhà sản xuất, mấy nhà cung cấp dịch vụ mặc sức trêu đùa người dùng như vây.
Bạn có để ý mình đã ghi 2 cách giống nhau nhưng không hoàn toàn giống nhau không? Mb/s và MB/s.
Bạn thấy rồi đúng không? b và B chỉ khác nhau nhiêu đó thôi là một khoảng cách xa rồi và xa đến như thế nào thì mời bạn đọc tiếp.
Mb và MB, Gb và GB khác nhau như thế nào? Nó khác nhau ở cách tính và tên hoàn toàn khác nhau.
Mb = Mega bit
MB = Mega byte
Đầu tiên chúng ta nói về đơn vị tính toán nhỏ nhất trong máy tính gọi là bit. Theo đơn vị bit thì  ta có cách tính như sau.
1Kb = 1000bit
1Mb = 1000Kb
1Gb = 1000Mb
Vậy còn MB và GB thì sao? Nó vẫn sử dụng đơn vị tính toán nhỏ nhất trong máy tính là bit để tính tốc độ nhưng cách đổi có khác chút.
1byte = 8bit
1KB = 1024byte
1MB = 1024KB
Đơn vị chúng ta dùng đo dung lượng trong máy tính là MB, GB không phải Mb hay Gb
À, vậy là giờ chúng ta đã có cách đổi từ Mb/s sang MB hoặc KB rồi. Cách đổi như sau lấy ví dụ tốc độ nhà mạng là 8Mb/s:
Bước 1: Đổi Mb sang bit  lấy đơn vị  tiêu chuẩn của đo lường trong máy tính để đổi thành MB.
8Mb = 8 x 1000 = 8000Kb
8000Kb x 1000 = 8000.000bit (1)
Bước 2: Đổi từ bit sang MB từ kết quả lấy được ở bước 1 (1)
8000.000bit : 8 = 1000.000byte
1000.000byte/1024 = 976,56KB
Nghĩa là tốc độ 8Mb/s của nhà mạng chỉ chưa bằng 1MB theo cách tính trên máy tính hoặc phần mềm Internet Download Manager.