Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2015

Máy bạn đang dùng UEFI hay Lagacy

UEFI là gì?
UEFI (Unified Extensible Firmware Interface) được phát triển bởi Intel để giải quết những yếu điểm của BIOS cũng như sẽ thay thế dần chuẩn BIOS cũ kỹ, già cỗi. Tất nhiên nó sẽ mạnh mẽ hơn so với BIOS rất nhiều và thực sự có ích với các công việc như Overclock.
Khái niệm về BIOS?
Các bạn thường xuyên nghe đến cụm từ BIOS nhưng không biết nó là gì? Và không biết cách truy cập vào nó ra làm sao? Bài viết này sẽ hướng dẫn cho các bạn truy cập vào BIOS ở các dòng máy tính như DELL, SONY VAIO, ACER, LENOVO, ASUS…. và các dòng máy thông dụng hiện nay.
CHIP BIOS
BIOS là gì?
BIOS là viết tắt của từ Basic Input/Output System hay còn gọi là hệ thống đầu vào/ra cơ bản. BIOS là một nhóm lệnh được lưu trữ trên một chip firmware nằm ở trên bo mạch chủ (mainboard) của máy vi tính. Nhiệm vụ của BIOS là kiểm soát các tính năng cơ bản của máy vi tính mà chúng ta ít khi để ý tới ví dụ như:
+ Kết nối và chạy trình điều khiển (driver) cho các thiết bị ngoại vi  như chuột, bàn phím, usb…

+ Đọc thứ tự ổ cứng để khởi động các hệ điều hành, hiển thị tín hiệu lên màn hình…

+ Sử dụng BIOS bạn có thể thực hiện được các việc như: thay đổi thứ tự ổ đĩa khi khởi động, theo dõi nhiệt độ, tốc độ quạt, ép xung, khóa máy…
=> Nói tóm lại, khi máy vi tính khởi động, nhiệm vụ của BIOS là “đánh thức” từng linh kiện và kiểm tra xem linh kiện này có hoạt động hay không. Sau đó, BIOS sẽ chuyển nhiệm vụ kiểm soát lại cho hệ điều hành.
BIOS
BIOS
Mỗi hãng lại có một giao diện khác nhau nhưng chức năng thì đều như nhau cả, chỉ khác chỗ sắp xếp vị trí. Một số bạn mới sử dụng máy tính rất sợ tiếp xúc với máy tính, tuy nhiên không có gì là quá phức tạp cả. Chịu khó vọc thì sẽ biết  hết thôi.

So sánh ưu điểm vượt trội của UEFI và BIOS
BIOS
UEFI
Chỉ hạn chế xử lí ở mức 16-bit và địa chỉ hóa bộ nhớ là 1MB
Có chức năng xử lí 32-bit và 64-bit và cho phép người dùng sử dụng nhiều RAM hơn để địa chỉ hóa xử lí nhiều việc phức tạp hơn. Hơn nữa UEFI được thiết kết với cấu trúc riêng biệt và dùng cấp driver cho các bộ phận một cách độc lập .
MBR giới hạn 4 phân vùng chính cho mỗi ổ đĩa và kích thước đĩa có thể khởi động chỉ đạt ở mức 2.2TB
UEFI dùng bảng phân vùng GUID và sử dụng Globally Unique ID để địa chỉ những phân vùng và cho phép khởi động ổ cứng lên tới 9.4 Zb.
Ngoài ra, UEFI còn cho phép nhiều lựa chọn khởi động , không quy định hệ thống file cụ thể và có khả năng khởi động cực nhanh, nhanh hơn rất nhiều so với chuẩn cũ BIOS.
UEFI vẫn tiếp tục hỗ trợ những phần mở rộng cũ ví dụ như ACPI nhưng không phụ thuộc vào môi trường 16-bit. Nếu như trước đây nếu xảy ra lỗi như lỏng RAM thì BIOS sẽ phát ra tiếng kêu bíp thì thay vào đó trên chuẩn mới những phần mở rộng trong UEFI có thể kiểm tra các bộ phận tốt hơn.
UEFI là chẩn mới đang dần thay thế cho chuẩn cũ Lagacy và chỉ hỗ trợ cho các phiên bản Windows 64-bit. Ở bài viết này mình sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn 4 cách để xem máy tính của bạn đang khởi động và sử dụng chuẩn nào (UEFI hay Lagacy?).
Hướng dẫn xem máy tính đang sử dụng chuẩn UEFI hay Lagacy
Cách 1: Mở hộp thoại Run gõ lệnh <msinfo32> Enter (Quy ước sau này các lệnh gõ không có dấu <> chỉ có nội dung bên trong thôi)
Tại đây bạn có thể kéo xuống và tìm đến phần BIOS Mode để xem máy tính của bạn đang khởi động ở chuẩn nào. Ví dụ như trong hình máy tính của mình đang chạy theo chuẩn UEFI.
Xem máy tính đang sử dụng chuẩn nào

Cách 2: Mở hộp thoại Run > gõ lệnh <diskpart > Enter.
Cửa sổ Diskpart hiện lên bạn tiếp tục gõ lệnh list diskvà nhấn Enter. Tại đây sẽ hiển thị tất cả các danh sách ổ cứng ví dụ như bạn có nhiều hơn 1 ổ cứng, hay bạn đang kết nối USB hay ổ cứng rời với máy tính thì cũng được liệt kê tại đây. Tại đây mình chỉ quan tâm tới ổ cứng mà bạn muốn xem, để biết được chính xác ổ cứng nào bạn đang muốn xem nó đang ở chuẩn gì thì nhìn vào “Size” của ổ cứng đó nhé.
Các bạn để ý cột “Gpt”, nếu như dòng tên ổ cứng nào ở cột Gpt có dấu * thì tức là ổ cứng đó đang chạy theo chuẩn GPT, nếu không có dấu * thì là chuẩn MBR.
Nếu sử dụng chuẩn UEFI > thì bạn cần phải định dạng ổ cứng là GPT
Nếu sử dụng chuẩn Lagacy > thì bạn cần phải định dạng ổ cứng là MBR
Chúng ta đang kiểm tra trực tiếp trên Windows nên bạn có thể khẳng định được là máy tính của bạn đang chạy theo chuẩn UEFI vì ổ cứng đang ở định dạng GPT.

Cách 3: Sử dụng MiniTool Partition Wizard
Cách này cũng rất hay và mình thấy tiện nhất sử dụng để kiểm tra trong mọi trường hợp. Ngay cả khi bạn không khởi động vào được Windows thì cách này vẫn là nhanh gọn lẹ nhất. Nếu như bạn đã có một chiếc usb boot thì chỉ cần vào Mini Windows để kiểm tra nhanh chóng vì đã có phần mềm Partition Wizard tích hợp sẵn trong đó.
Nếu như bạn vẫn đang vào Windows bình thường thì có thể tải Partition Wizard và kiểm tra trực tiếp trên Windows bằng cách sau:
Nhấn chuột phải vào ổ cứng Basic
chuan-uefi-3
Tiếp theo bạn để ý đến dòng:
·         Convert MBR Disk to GPT Disk – Chuyển từ định dạng MBR sang GPT
·         Convert GPT Disk to MBR Disk – Chuyển từ định dạng GPT sang MBR
Tại đây mình đang thấy dòng “Convert GPT Disk to MBR Disk” sáng lên tức là ổ cứng của bạn đang ở định dạng GPT tức là chuẩn UEFI.
chuan-uefi-4
Với cách này bạn không những xem được ổ cứng đang ở định dạng nào mà có thể chuyển về định dạng mà mình muốn nhanh chóng
Cách kiểm tra xem máy tính có hỗ trợ UEFI không
Cách 1: Sử dụng phần mềm HWiNFO
Đầu tiên bạn tải phần mềm HWiNFO tại đây/ Link từ trang chủ
P/s: Bạn chọn phiên bản phù hợp với phiên bản Windows bạn đang sử dụng nhé. Và nên tải bản Portable để không phải cài đặt khi sử dụng.
Tiếp theo bạn mở phần mềm lên để kiểm tra, tại giao diện chính của chương trình bạn nhìn xuống dòng UEFI BOOT nếu nó là “Present” thì máy bạn hỗ trợ UEFI còn nếu như là Not Present thì bạn xem tiếp.
chuan-uefi-5
Bạn nhấn vào “Motherboard” và kéo xuống xem tại dòng UEFI BIOS, nếu vẫn là Not Present thì xin chia buồn, máy tính của bạn không hỗ trợ UEFI mà chỉ chỗ trợ chuẩn BIOS mà thôi.
Như của mình hiện lên Capable như thế này tức là đã hỗ trợ chuẩn UEFI rồi đó.
chuan-uefi-6
Cách 2: Kiểm tra trong BIOS
Bạn vào trong Bios và tìm xem nếu có từ nào liên quan đến UEFI hoặc hỗ trợ “Securiry boot” thì chắc chắn máy tính đó sẽ  hỗ trợ chuẩn UEFI.
Thiết lập trong BIOS để chuyển từ Legacy sang UEFI
Nếu như bạn có ý định chuyển đổi từ chuẩn Lagacy sang sử dụng UEFI thì bạn cần phải thực hiện bước này:
·         Tắt chế độ Secure Boot.
·         Chuyển chế độ Lagacy sang UEFI.
·         Load Lagacy Option Rom bạn chọn ”Enabled”
chuyển từ Legacy sang UEFI
Trong bài này mình đã giới thiệu khá đầy đủ về chuẩn UEFI, hi vọng sau khi đọc xong bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về chuẩn UEFI cũng như xác định được máy tính bạn đang boot ở chuẩn nào, hay xem máy tính của bạn có hỗ trợ UEFI không?
Chúc các bạn thành công!!!
Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com (Có chỉnh sửa).

UEFI là gì?

UEFI là gì?
Cái này mới hoàn toàn đối với mình mặc dù nó đã ra lâu rồi. Hôm nay khi cài Windows 10 và bị báo lỗi này mình mới bắt đầu  tìm hiểu nó. Đây là những gì mình đọc được trên mạng và lược bỏ bớt những gì không còn phù hợp.
UEFI là gì ?Những điều cần biết về UEFI thay thế cho BIOS
có bao giờ bạn nghe đến UEFI chưa? các máy tính laptop mới bây giờ khởi động rất nhanh là do đâu?
Chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về nó nào
Trong khi hầu hết mọi người đều có thể làm quen với BIOS của máy tính nhưng họ có thể không biết nó là gì hoặc nó làm những gì.
Tuy nhiên hiện nay UEFI đang chiếm chỗ của BIOS vì thế chúng ta cũng cần hiểu về những gì đang diễn ra của hai công nghệ này .

BIOS ( Basic Input / Output System )

[IMG]

BIOS là phần mềm ở mức thấp, rất quan trong bên trong một con Chip đặt trên Motherboard (Main board). Khi máy tính khởi động, nhiệm vụ của BIOS là “đánh thức” những bộ phận khác nhau và bảo đảm chúng làm việc đúng chức năng nhiệm vụ của mình sau đó tải phần Boot Loader của hệ điều hành.
Cách đây rất lâu, máy tính đã dùng những cách khác nhau để làm việc này nhưng theo thời gian IBM 5150 đã trở thành chuẩn để làm cơ sở tương thích với phần cứng. Nó dùng bộ vi xử lí Intel 8088 16-bit và BIOS 16-bit cho phép không gian địa chỉ 1MB. Nó cũng dùng MBR (Master Boot Record) để xác định bảng phân vùng của máy tính để nói cho BIOS biết hệ điều hành nằm ở đâu.
POST là một quy trình của BIOS với công việc tự động kiểm tra khi bật nguồn để kiểm tra tính hợp lệ và nhiệm vụ chính xác của những bộ phận bên trong máy tính Nếu có một cái gì đó bị sai, bạn sẽ thấy thông báo lỗi trên màn hình hoặc nghe thấy những tiếng bíp tương ứng với các bộ phận bị hỏng.
Bạn cũng có thể nghe thấy từ CMOS. Đó là bộ nhớ cần Pin để lưu trữ các thông tin bên trong liên quan sử dụng với BIOS. Tuy nhiên hiện nay những Motherboard không còn dùng công nghệ CMOS nữa mà thay vào đó là bộ nhớ Flash (EEPROM).

[IMG]

Tất cả đó là những hệ thống tốt. Nó cung cấp giao diện để bạn có thể kích hoạt hoặc vô hiệu hóa một số bộ phận riêng biệt và kèm theo những sự lựa chọn tùy biến khác. Tuy nhiên cùng với sự thay đổi BIOS đã trở nên cũ kĩ khi so sánh với những phần cứng mới hơn và cần thiết có sự thay đổi để theo kịp với xu hướng phát triển. Ví dụ điển hình đó là ACPI (Advanced Configuration and Power Interface) cùng với những tính năng quản lí nguồn tiên tiến đã không còn phù hợp với những hạn chế trong các hệ thống mới.

Người thay thế UEFI

UEFI được viết tắt từ Unified Extensible Firmware Interface, do Intel phát triển để giải quyết những hạn chế của BIOS khi sử dụng trong những máy chủ Itanium 64-bit. Theo thời gian nó được đổi tên từ ban đầu là Intel Boot Initiative, UEFI đã mang lại một số sự thay đổi lớn trong môi trường trước khởi động (Pre-Boot).
Nhiều công việc của UEFI cũng tương tự như BIOS truyền thống, nhưng một số tùy biến khác được sắp xếp theo những hình ảnh cơ bản. Chúng thực sự có ích với các công việc như Overclock.

[IMG]

Bạn có thể thấy nó dễ dàng để dùng với những khả năng linh hoạt kèm theo Mouse và có nhiều tiềm năng

[IMG]

16-bit với 32-bit

BIOS chỉ hạn chế xử lí 16-bit và địa chỉ hóa bộ nhớ 1MB thì UEFI có chức năng 32-bit và 64-bit cho phép dùng nhiều RAM hơn để địa chỉ hóa xử lí nhiều việc phức tạp hơn. Nó cũng có cấu trúc riêng biệt và dùng cấp driver cho các bộ phận một cách độc lập.
Khởi động
MBR giới hạn 4 phân vùng chính cho mỗi đĩa và kích thước đĩa có thể khởi động chỉ đạt 2.2TB. UEFI dùng Bảng phân vùng GUID, dùng Globally Unique ID để địa chỉ những phân vùng và cho phép khởi động ổ cứng lên tới 9.4 ZB.
TeraByte = 1024GB , ZetaByte = 1024x1024x1024 GB.
Lợi ích của nó chưa dừng lại, UEFI cho phép nhiều lựa chọn khởi động, không quy định hệ thống file cụ thể và có khả năng khởi động mạng tuyệt vời. Những Boot Loader của hệ điều hành cũng có thể được phục vụ như là những phần mở rộng của UEFI.
Những phần mở rộng
UEFI vẫn hỗ trợ những phần mở rộng cũ như ACPI nhưng không phụ thuộc chạy trong môi trường 16-bit. Những tiếng bíp báo lỗi cũng quá cũ kĩ và những phần mở rộng trong UEFI có thể kiểm tra các bộ phận tốt hơn. Bên cạnh đó những phân vùng hỗ trợ UEFI trên ổ đĩa cứng được các nhà sản xuất có thể dùng thêm nhiều chức năng. Ví dụ hệ điều hành Instant-On Splashtop của Asus.
UEFI còn cung cấp thời gian khởi động tốt hơn so với BIOS.